Tủ điện khởi động mềm |
Đặc tính kỹ thuật tủ khởi động mềm.
Tủ
điều khiển động cơ dùng để điều khiển và bảo vệ động cơ/motor công nghiệp, các
động cơ phân xưởng , dây truyền sản xuất. Lựa chọn các phương thức khởi động,
điều khiển và bảo vệ động cơ tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng và loại phụ tải
.
Tủ khởi động mềm Schneider |
Tại sao phải dùng tủ khởi động mềm?
Thông
thường dòng khởi động mềm của tủ điều khiển động cơ của các động cơ 3 pha thường
vượt từ 2 – 5 lần dòng định mức, dòng điện trong quá trình khởi động này sẽ gây
ra hiện tượng sụt áp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống cáp phân phối trong
toàn mạng điện, đồng thời gây ảnh hưởng tới các thiết bị máy móc khác. Để khắc
phục hiện tượng này người ta thường dùng các tủ khởi động mềm, biến tần cho động
cơ.
Tủ khởi động mềm phòng máy nén 700HP |
Chức
năng và nhiệm vụ:
- Khởi
động, giám sát, bảo vệ, điều khiển hoạt động của 01 tổ động cơ tương ứng.
- Chức
năng điều khiển của tủ điều khiển gồm: Khởi động / dừng động cơ, đóng/cắt tụ
bù.
- Chức
năng bảo vệ gồm: Bảo vệ dòng điện (quá dòng, kẹt rô to), bảo vệ điện áp (ngược
pha, quá áp, thấp áp), bảo vệ nhiệt độ (quá nhiệt của các bối dây động cơ, ổ bi
động cơ, ổ bi bơm, ổ dầu bơm)…
- Các
hiển thị của tủ: Hiển thị dòng, áp 3 pha; công suất tiêu thụ; công suất phản
kháng; hệ số công suất…
- Các
lỗi hiển thị: Lỗi dòng điện, lỗi điện áp, lỗi nhiệt độ…
Thông tin kỹ thuật tủ khởi động mềm:
- Bộ
khởi động mềm.
- Tụ
bù và thiết bị điều khiển tụ bù, đồng hồ đo cosphi.
- Thiết
bị đóng cắt của tủ khởi động mềm : MC, MCCB, MCB.
- Các
thiết bị bảo vệ của tủ khởi động mềm : EOCR (Relay bảo vệ tổng hợp gồm quá
dòng, mất cân pha, đảo pha, kẹt rotor…), PMR-44 (bảo vệ mất pha), các relay nhiệt,
cầu chì…
- Các
rơ-le trung gian.
- Các
áp-tô-mát bảo vệ mạch điều khiển…
- Ngoài
ra còn các thiết bị phụ trợ khác của tủ khởi động mềm như : đèn báo pha, nút ấn,
chuyển mạch, còi báo…